Vi Đà

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

🌈🌈🌈NHẬT TỪ VÀ PHƯỢNG HẰNG ĐÃ THÀNH TIẾN SĨ NHƯ THẾ NÀO? 🔥🔥🔥

   "Giáo sư thỉnh giảng danh dự" Nguyễn Phương Hằng và tấn trò bịp đời.

Trong một chương trình livestream, hồi đầu tháng Tư, bởi tài khoản mạng xã hội Facebook "Nguyễn Phương Hằng", vợ của doanh nhân Huỳnh Uy Dũng, là bà Nguyễn Phương Hằng đã cho biết: Bà rất vinh dự, khi được Đại Học Apollos (Mỹ), trao tặng danh hiệu "Giáo sư thỉnh giảng danh dự". Vậy thực hư câu chuyện này ra sao? Có đúng (và xứng đáng) đó là danh hiệu, mà triệu triệu "phụ nữ Việt Nam", nhưng "chỉ có duy nhất mỗi bà Hằng", mới được phong tặng, mới có nhận được niềm vinh dự to lớn khiếp khủng này"?

Cá nhân tôi, xin khẳng định với quý bạn đọc rằng, trong nền giáo dục, khoa cử ở Mỹ và cả thế giới, có tồn tại cái gọi là phong tặng học hàm "Giáo sư thỉnh giảng danh dự", (hay học vị Tiến sĩ thỉnh giảng danh dự"). Hay còn gọi phong tặng danh hiệu "Tiến sĩ" (Honorary Doctor) danh dự, hay "Giáo sư danh dự" (Honorary Professor). Tuy nhiên, cái học hàm Giáo sư thỉnh giảng danh dự" của bà Nguyễn Phương Hằng tấn trò bịp đời.



* *
*

Trong bài viết có tựa "Hệ thống học vị và học hàm khoa học ở vài nước Tây phương”, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, là tác giả. Theo đó, vị GS này, đã nêu khá đầy đủ về vấn đề học hàm, học vị ở một số nước phương Tây. GS Tuấn cho biết, hầu như, tất cả các trường đại học ở các nước Tây phương, đều có những kế hoạch, để biểu dương tên tuổi, và danh tiếng của trường mình, đến với thế giới bên ngoài.

Để đạt được mục tiêu này, các trường đại học, thường dùng chính sách cấp học vị, và học hàm danh dự, cho những nhân vật quan trọng, trong cộng đồng. Những học vị, và học hàm danh dự, được trao tặng thường là những văn bằng và chức vụ cao nhất trong đại học: "Tiến sĩ" (Honorary Doctor) hay "Giáo sư" (Honorary Professor). Người được trao tặng, không nhất thiết phải là cựu sinh viên, hay cựu nhân viên của trường, cũng không cần phải có quá trình học vấn nào; Mà có thể là, một nhà hoạt động chính trị, nhà hoạt động xã hội, một nghệ sĩ, nhà báo, hay một công chức có tiếng tăm.

Như vậy, dẫu một cá nhân nào đó, trình độ học vấn, chưa có chứng nhận học xong chương trình Tiểu học, mà nếu một trường ĐH, xét thấy cần nên, phong tặng học hàm danh dự, thì họ sẽ phong tặng. Vì suy cho cùng, việc phong tặng này, bản chất rốt ráo chỉ là, câu chuyện, một hình thức quảng cáo cho cho nhau, cả hai không mất chi phí marketing. Trong khi, Bà Hằng có đến tận 11 năm đi học chương trình phổ cập toàn xã hội (11/12), thì thừa điều kiện.

Trái ngược hoàn toàn, để có thể được nhận vinh dự, được mời làm Giáo sư thỉnh giảng, cá nhân được mời, phải có học hàm Giáo sư. Học hàm này, được xét duyệt bởi Hội đồng khoa học, với những tiêu chí khắt khe, theo chuyên ngành cụ thể. Bên cạnh đó, bản thân họ, còn phải có sáng tạo, nghiên cứu được những công trình khoa học, có ứng dụng tích cực vào thực tiễn đời sống xã hội. Giản đơn, để có thể giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho biết bao sinh viên, thì phải là người giỏi về chuyên môn, chuyên sâu về chuyên ngành mà họ được trường đại học mời giảng, khi trường có nhu cầu.

Trường hợp bà Hằng, mà được Đại học Mỹ mời thỉnh giảng, khiến phải liên tưởng đến câu chuyện, nói về anh hùng "vũ trụ" Phạm Tuân, có thể "tắt máy bay, núp trong mây, chờ tiêu diệt máy bay địch". Còn thực tế, ĐH Apollos (Mỹ), hồi tháng 11/2018, nhân dịp khai trương chi nhánh mới ở Malaysia. Họ đã phong tặng bà Nguyễn Phương Hằng danh danh "Honorary Visiting Professor" (Giáo sư danh dự). Kể cả người chồng hợp pháp ở thời điểm lúc bấy giờ (và hiện tại), là ông Huỳnhc Uy Dũng cũng được tặng bằng “Honorary Doctor of Business Administration” (Tiến sĩ danh dự về quản trị kinh doanh). (1)

* *
*

Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để biểu dương danh tiếng của trường, thông qua hình thức phong tặng học hàm, học vị này. Thì trường học đó, ít nhiều phải có danh tiếng thật sự. Dẫu có tệ, thì cũng phải là trường đại học, được chính phủ công nhận đạt chuẩn theo hệ thống giáo dục, tại quốc gia mà trường thành lập ban đầu. Ngược bằng, sẽ trở thành chuyện lừa bịp thiên hạ, một việc tối kỵ và điếm nhục trong giáo dục, mà vốn dĩ từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây luôn đề cao tính trung thực, xác tín.

Là một chuyên gia giáo dục, Tiến sĩ người Mỹ, ông Mark A.Ashwill, đã đưa ra danh sách 21 trường đại học ở Mỹ, đang có mặt tại Việt Nam, nhưng không được cơ quan có thẩm quyền công nhận ngay trên đất Mỹ. Hơn nữa, khi còn là Giám đốc Viện Giáo dục quốc tế Mỹ tại Việt Nam, ông Tiến sỹ cũng đã cảnh báo về chất lượng thực, của những trường đại học Mỹ, đang có quan hệ với Việt Nam.

Theo tiến sĩ Mark A. Ashwill, một số trường đại học của Mỹ, dù có được thẩm định chất lượng hay không, đã dùng những kiểu bịp bợm kết hợp với hình thức quảng cáo hào nhoáng, để bán được sản phẩm, và mục tiêu chính dường như nhằm vào lợi nhuận hơn là chất lượng. Hiểu theo cách khác, những trường đại học này đang nhử mồi của mình vào các “vị khách hàng kém hiểu biết” (sinh viên và phụ huynh), những người mong muốn có được tấm bằng đại học có giá trị và uy tín của Mỹ với một cái giá phải chăng.

Theo đó, ĐẠI HỌC APOLLOS ĐÃ CÓ TÊN, TRONG DANH SÁCH 21 TRƯỜNG ĐẠI HỌC "MA", mà ông tiến sĩ Mark A. Ashwill, đã nêu. Nói cách khác, ĐH APOLLOS và 20 trường Đại học "ma", khoác nhãn mác "Made in American", nếu có đến Việt Nam, hòng lừa đảo những khách hàng là người Việt Nam, khi "bị" tuyển sinh. ĐH "ma" APOLLOS CŨNG CHÍNH LÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC, ĐÃ TRAO BẰNG TIẾN SĨ VÀ DANH HIỆU GIÁO SƯ DANH DỰ LẦN LƯỢT CHO VỢ CHỒNG DŨNG + HẰNG. (2)

Có thể tạm kết luận, ĐH "ma" Apollos, đã TRAO DANH HIỆU GIÁO SƯ DANH DỰ cho bà Hằng, giống như một pa-no (bằng người) quảng cáo, nhằm có nhiều hơn cơ hội tuyển sinh "du học sinh Việt Nam". Nhưng, Apollos là đại học "ma", thành thử, trong chừng mực nào đó, khi bà Hằng (và ông Dũng) chọn nhận danh hiệu "rởm", đã tiếp tay quảng cáo cho đại học "ma" này. Ấy là hành vi lừa đảo, cho dù vô tình vợ chồng họ, chỉ vì thiếu hiểu biết mà thành gây tội. Ngược lại, nếu vợ chồng bà Hằng nhận thức được ĐH Apollos là "ma", thì họ có chủ đích, nhằm tạo niềm tin đối với những khách hàng là người Việt Nam, giúp cho ĐH này "gạt" tiền học phí của sinh viên Việt Nam. Khi những người Việt này, chọn theo học chương trình ở trường Apollos, (cũng như 20 trường "ma" có tên trong danh sách). Tiền học phí là dollars thật, nhưng bằng cấp "giả", bởi hoàn toàn không có giá trị theo chuẩn chất lượng giáo dục Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Chi tiết bên lề, đại học này, cũng cấp một mớ danh hiệu hão như thế, cho mười mấy tu sĩ Phật giáo Việt Nam. Trong đó, có cả Thượng tọa Thích Nhật Từ, vào năm 2016. Thượng toạ Thích Nhật Từ, là tu sĩ với nhiều bê bối, liên quan đến một nghi án, đạo văn của Ngài Thích Tuệ Sỹ (một học giả uyên thâm về Phật, Pháp đương thời). Ông Nhật Từ, cũng là người, 2 lần mời bà Hằng, đến chùa Giác Ngộ, để làm talkshow, trên tất cả, tạo không gian cho bà ấy, vung vẫy danh hiệu "Giáo sư thỉnh giảng danh dự". Cá nhân cho rằng, sự kết hợp nhịp nhàng này, không đơn thuần chỉ là hợm hĩnh, loè loẹt với những khán giả thiếu hiểu biết. (3)

Trường hợp vợ chồng bà Hằng, còn có thể, chứ với ông Thích Nhật Từ, một tu sĩ thì thật khó biện minh, là ông ta không biết Apollos là đại học "ma". Cho nên, dấy lên nghi vấn, liệu rằng, vợ chồng bà Hằng và thượng toạ Thích Nhật Từ, có được chia lợi ích, như là "thành quả lao động" của họ. Khi chủ đích cấu kết với ĐH "ma" Apollos, quảng bá sái quấy, tạo tiền đề gạt gẫm sinh Việt Nam?

Đàm Ngọc Tuyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét