Vi Đà

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

CÂU CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ “RÂN OAN” KHOÁC ÁO NHÀ TU HÀNH –THÍCH ĐÀM THOA

 Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, khu vực quanh bờ hồ Hoàn Kiếm luôn là địa điểm lý tưởng để những người đi biểu tình tụ tập làm mất ANTT. Dù họ đã khoác lên mình tấm áo “yêu nước” nhưng những hành động đi biểu tình của họ luôn thể hiện một sự thái quá cùng với những lý do lãng xẹt. Không những vậy, những người này còn tỏ thái độ bất chấp pháp luật hoặc có những hành vi khiêu khích chính quyền khi họ tiến hành giải tán đám đông.

Nhưng lạ thay, trong một số buổi tập trung đông người tại Bờ Hồ, chúng ta thường thấy có sự xuất hiện của một người mặc quần áo tu hành nhà Phật tham gia vào đám đông biểu tình. Đó chính là nhà sư Thích Nữ Đàm Thoa trụ trì chùa Non Đào, thôn Tiến Sơn Đông, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

IMG_31064780151240

Rân oan Thích Đàm Thoa

Thích Đàm Thoa thế danh là Lý Thị Hà Sinh ngày 17/8/1969, Quê quán: An Xá, Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên. Năm 1991, vì những lý do từ cá nhân, Lý Thị Hà quyết tâm rời chốn hồng trần quyết tâm đi tu và đã được sư trụ trì chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên mở lòng từ bi nhận làm đệ tử. Tuy nhiên, lý do tìm đến của Phật của Lý Thị Hà chắc không mấy tốt đẹp nên trong thời gian ở chùa Hang, Lý Thị Hà không nhập tâm mà tu hành, bên cạnh đó, vì sức hút có đồng tiền nên Lý Thị Hà đã lợi dụng uy tín của nhà tu hành tiến hành nhiều hoạt động cúng bái mang màu sắc của mê tín, dị đoan, đi ngược lại với giáo lý của Phật giáo.

Trước sự việc đó, trụ trì chùa Hang đã không lần giáo dục, thuyết phục, nhưng với tính tình ngang bướng, khoác trên mình tấm áo thầy tu nhưng tâm can vẫn của một kẻ xã hội nên Lý Thị Hà không những không chịu thành tâm sám hối, mà còn kiếm cớ gây sự, cãi nhau với cả thầy. Không những vậy, Lý Thị Hà còn lấy thuốc ngủ ra uống nhằm mục đích dọa thầy. Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, khuyên răn không được, để giữ được uy tín và thanh danh của nhà chùa nên đến đầu năm 1992, Lý Thị Hà phải rời khỏi chùa Hang vì bị sư trụ trì chùa Hang cùng chính quyền địa phương trục xuất ra khỏi chùa.

Đến tháng 02/1992, Lý Thị Hà xin tu hành tại chùa Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội và được sư Thích Đàm Trung nhận làm đệ tử. Sống với sư Thích Đàm Trung từ tháng 02/1992 đến tháng 6/1992, nhưng chưa khi nào Lý Thị Hà làm tròn bổn phận của một người đệ tử. Với bản tính ngang bướng cùng lý tưởng tu hành không chuyên sâu nên Lý Thị Hà vẫn ngựa quen đường cũ, thường xuyên có những lời nói, hành động không đúng với một nhà tu hành, bên cạnh đó còn gây mâu thuẫn với cả thầy và phật tử. Mỗi khi bất đồng quan điểm, Lý Thị Hà lại mang thuốc ngủ ra dọa thầy. Và cũng tương tự như lần trước, đến cuối tháng 6/1992, biết không thể giáo dục, cảm hóa Lý Thị Hà nên sư thầy Thích Đàm Trung đã thuê ô tô, đưa Lý Thị Hà về giao lại cho gia đình.

Tuy vậy, nghiệp đi tu đã gắn với Lý Thị Hà. Sau hai lần đi tu bất thành, Lý Thị Hà lại tiếp tục khăn gói đến chùa Nguyệt Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang xin tu tập. Tại đây, Lý Thị Hà được sư Thích Đàm Ý nhận làm đệ tử, cho thụ giới Sa Di, lấy pháp danh là Thích Đàm Thoa. Thích Đàm Thoa được thầy cử đến trông nom, chăm lo công tác phật sự tại chùa Ảm, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng. Là người chăm lo tâm linh, tín ngưỡng cho nhân dân nhưng Thích Đàm Thoa đã không làm tròn bổn phận của mình, thường xuyên vi phạm các chính sách, pháp luật, các quy định của địa phương: tự ý dỡ nhà kho của Hợp tác xã để làm công trình phụ cho chùa, bán đất của nhà chùa, hoạt động mê tín dị đoan. Vì vậy chính quyền địa phương đã trục xuất khỏi chùa và trả về chùa Nguyệt Nham, Tân Liễu, Yên Dũng giao cho thầy nuôi dạy quản lý.

Về chùa Nguyệt Nham ở với thầy, Thích Đàm Thoa rắp tâm đuổi thầy ra khỏi chùa. Sư Thích Đàm Thoa đã vi phạm giới luật Phật giáo là phải “Thờ thầy”. Tháng 3/2004, sư Thích Đàm Thoa đã đuổi thầy mình ra khỏi chùa Nguyệt Nham khiến toàn thể nhân dân thôn Liễu Nham phẫn nộ. Ngày 28/3/2004, toàn thể nhân dân thôn Liễu Nham họp ra nghị quyết không chấp nhận cho sư Đàm Thoa trụ trì chùa Nguyệt Nham, đề nghị UBND xã và cấp có thẩm quyền trục xuất Đàm Thoa ra khỏi chùa. Do sư Thoa không chịu rời khỏi chùa nên ngày 25/11/2004 toàn thể nhân dân trong thôn đã tập trung đẩy đuổi Đàm Thoa ra khỏi chùa Nguyệt Nham.

Đến năm 2008, Thích Đàm Thoa được bổ nhiệm trụ trì chùa Non Đào, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Trải qua bao thăng trầm, biến cố, về trụ trì chùa Non Đào, Thích Đàm Thoa tưởng mình là vua một vùng, tiếp tục có những hoạt động sai phạm: tự ý thuê người san lấp vườn chùa, chặt bỏ một số cây cổ thụ, xây tường rào bao quanh và dãy công trình phụ để chăn nuôi, tự ý đào ao ngay trước sân chùa, quy hoạch lại toàn bộ vườn chùa làm khu chăn nuôi gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường nơi thờ tự, khu vực xung quanh gây bức xúc, phản ứng trong nhân dân. Nhân dân và phật tử chùa Non Đào đã nhiều lần tập trung tại chùa chửi bới, lăng mạ, đòi đuổi sư Thích Đàm Thoa ra khỏi chùa. Hội người cao tuổi thôn Tiến Sơn đã làm đơn với hơn 100 chữ ký gửi các cấp chính quyền đề nghị thuyên chuyển sư Thích Đàm Thoa ra khỏi chùa Non Đào.

Khi tìm hiểu về quá trình tu hành của Thích Đàm Thoa thấy vị sư này có nhiều thành tích bất hủ. Thích Đàm Thoa đã nhanh chóng nổi tiếng trên mảnh đất Bắc Giang nhưng sự nổi tiếng của vị sư này xuất phát điểm từ những tai tiếng.

Phật giáo là một tôn giáo lớn nhất và có từ lâu đời trên đất nước ta. Có truyền thống đồng hành cũng dân tộc. Và các tăng, ni, chức sắc trong Phật giáo trên mọi miền Tổ quốc đều được các tín đồ và cả những người không theo đạo cũng đều kính nể vì phẩm chất, đạo hạnh của họ.

Vậy mà Thích Đàm Thoa, một nhà sư mà lại có thành tích bất hảo như một kẻ lừa đảo. Hai lần bị sư thầy đuổi ra khỏi chùa, ba lần bị trục xuất khỏi địa phương. Thành tích này không khác gì những kẻ đầu voi đuôi chuột.

Với lý lịch “tối tăm” như vậy, nên Thích Đàm Thoa đã không được chào đón ở bất kỳ một ngôi chùa nào, tuy triết lý nhà Phật phải “từ bi hỷ xả”, nhưng thật không may cho ngôi chùa nào nếu nhận Thích Đàm Thoa về tu hành tại đó.

Trong nghịch cảnh bị trục xuất khỏi địa phương và mang trong tâm trạng uất ức nên Thích Đàm Thao đã đem đơn đi kiện từ Trung Ương đến địa phương, không những thế, Thích Đàm Thoa còn đến cả trụ sở của Bộ Công an để kiện cả Bộ trưởng Trần Đại Quang, cùng những lời lẽ xúc phạm đến Bộ trưởng.

Sư Thoa1

Thích Đàm Thoa luôn có mặt tại các cuộc biểu tình do đám rận chủ khởi sướng

Quả thực con người này đã vượt quá giới hạn của một người tu hành. Lý Thị Hà giờ đây như một kẻ đầu đơn khiếu kiện chuyên nghiệp đội lốt nhà tu hành. Bà ta mang đơn khiếu kiện đi khắp mọi nơi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và cả những nơi có thể khiếu kiện được trên thành phố Hà Nội. Chính vì năng nổ khiếu kiện như vậy, giờ đây Thích Đàm Thoa đã được các nhà rận chủ quan tâm, dụ dỗ, mua chuộc bằng những đồng tiền cùng những lời hứa hẹn ngon ngọt.

Do đó, từ một nhà tu hành đi khiếu kiện vì lợi ích cá nhân, mà giờ đây Lý Thị Hà đã trở thành “con rối” trong tay các nhà rận chủ. Hễ mỗi khi có vụ tụ tập gây rối ANTT tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm là y như rằng, kẻ khiếu kiện khoác áo nhà tu hành này luôn có mặt tham gia vào đám đông để gây rối ANTT.

Có thể thấy, Lý Thị Hà – Thích Đàm Thoa đã có vô số hành động trái với đạo lý của Nhà Phật, vi phạm nghiêm trọng giáo lý, giáo luật của Phật giáo, là một nhà tu hành không chuyên tâm tu luyện mà lại chấp nhận là quân tốt để những kẻ xấu xúi giục, điều hành. Là một thầy tu nhưng không có chút phẩm hạnh.

dam-thoa

Hành động tự xé rách quần để ăn vạ vu  oan cho Công an đàn áp – đây là kịch bản quen thuộc mà đám rận chủ thường hay làm

Chắc chắn, uy tín của Thích Đàm Thoa đã không còn, tuy nhiên những hành động của vị sư này cần phải có biện pháp cứng rắn để giáo dục, răn đe mà trước tiên là chuyện nội bộ của Giáo hội Phật giáo, sau đó chính quyền địa phương cũng nhanh chóng vào cuộc, không để cho Thích Đàm Thoa lấn sâu hơn vào đám bùn sâu mà chính vị sư này đã dấn thân vào cũng như bị chính những rận chủ đưa đẩy.

Bình Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét