Vi Đà

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

Hòa thượng Thích Đàn Bà

Nguyễn Văn Đợt (Hòa thượng. Thích Đạt Niệm) cố tình bôi nhọ hình ảnh Chư Tăng Phật Giáo trong mắt người ngoại Đạo.

Những người học Phật đều biết Giới luật Tỳ Kheo của Đức Phật nghiêm cấm Tỳ Kheo đụng chạm vào người Phụ nữ. Cấm rờ mình Đàn Bà, chọc ghẹo, dụ dỗ Đàn Bà, cấm ngồi với Đàn bà ở góc tối...

Những Ma Tăng giả bị phát hiện thường họ cũng chưa từng dám chụp ảnh công khai với phụ nữ trong ngoại hình Tăng. Vì vậy khi họ bị lật tẩy thì có rất nhiều người bất ngờ, bởi bình thường trong mắt tứ chúng họ là người tu chân chính.

Riêng vị Hòa thượng "Giả" Thích Đạt Niệm thì ngược lại, mặc áo Tỳ Kheo lại thường chụp ảnh với Phụ nữ, gần gũi, dụ dỗ Phụ Nữ làm việc cho ông ấy. Hình ảnh ông ấy chụp đăng lên mạng công khai, kể cả hình tự sướng.

Phải chăng Ma Tăng này cố tình bôi tro, trát trấu vào hình ảnh Chư Tăng Giáo Hội Phật giáo Việt Nam để ngoại đạo và các Thế lực khác có cớ công kích Giáo Hội Phật Giáo VN. Vì ông Đợt là người của  Hội Phật giáo Việt Nam nên mọi hành động của ông ấy đều ảnh hưởng mạnh đến Giáo Hội.









CẦN PHẢI NHẮC LẠI CHO ÔNG ẤY 13 PHÁP TĂNG GIÀ BÀ THI SA ĐƯỢC ĐỨC PHẬT CHẾ

Phật tại Xá Vệ. Tỳ kheo Ca Lưu Đà Di, do bị dục tâm dồn nén, nhan sắc tiều tụy. Ông bèn lộng âm cho xuất tinh, nhan sắc trở lại tươi nhuận. Do đó, Phật kết giới, lầm đầu: “Tỳ kheo nào cố ý làm xuất tinh, tăng già bà thi sa”.

Một số Tỳ kheo bị mộng tinh, nghi ngờ phạm tăng già bà thi sa, trình bày với Phật. Ngài bổ túc điều học đã kết: “Tỳ kheo nào cố ý làm xuất tinh, trừ chiêm bao, tăng già bà thi sa”.

ĐIỀU 2. Xúc nữ.

A. CHÁNH VĂN:

Tỳ kheo nào, do dục tâm dồn nén, xúc chạm thân thể người nữ, hoặc nắm tay, hoặc nắm tóc, hoặc xúc chạm bất cứ một thân phần nào, tăng già bà thi sa.

B. LƯỢC GIẢI:

1. THÍCH NGHĨA:

+ Xúc nữ, hoặc nói nữ thân tương xúc: Xúc chạm đến thân thể người nữ.

+ Dục tâm dồn nén([1]): Tứ phần: dâm dục ý, và được giải thích là ái nhiễm ô tâm, “tâm bị nhiễm ô bởi khát ái”. Tăng kỳ nói là dâm dục biến tâm, và giải thích, dâm dục, nghĩa là tâm nhiễm ô. Biến tâm: tâm quá khứ diệt tận, biến đổi, gọi là biến. Nhưng biến đổi ở đây là chỉ cho sự biến đổi của căn, lực, giác, đạo. Tâm, chỉ ý thức.

Thập tụng nói dục thạnh biến tâm, “tâm bị biến đổi do sự dồn nén tình dục”, và giải thích: “Dục thạnh (dồn nén tình dục) tức là biến tâm, cũng gọi là tham tâm, nhiễm tâm, hệ tâm. Có trường hợp biến tâm nhưng không phải là dục thạnh (…) như người cuồng si, người tâm loạn”.

Căn bản: dĩ nhiễm triền tâm, “do tâm bị ràng buộc bởi dục nhiễm”. Nghĩa là, tâm duyên vào ngoại cảnh, bị lôi cuốn, bị buộc chặt vào đó, rồi nhiễm tâm khởi lên.

Người nữ, chỉ nữ thuộc loài người, chứ không phải các loài dạ xoa, ngạ quỷ, súc sanh. Người nữ chỉ chung, hoặc thiếu phụ, hoặc thiếu nữ, hoặc đồng nữ, nghĩa là, người nữ có thể giao hội được. Luật nhiếp 3 nói rõ thêm, người nữ mà chi tiết thân thể không bị thương tổn.

+ Xúc chạm thân thể: Tứ phần: thân tương xúc, Tăng kỳ: thân thân tương ma xúc, “cả hai than cùng cọ xát nhau”. Nghĩa là ôm trọn nhau.

+ Thân phần: Trừ phần tóc và hai tay, gồm các bộ phận còn lại của thân thể.

2. PHẠM TƯỚNG:

a. Tăng già bà thi sa, nếu hội đủ các yếu tố:

- Có nhiễm tâm, nghĩa là có ám ảnh tình dục.

- Đối tượng là người nữ, và biết rõ là người nữ.

- Đã xúc chạm.

b. Thâu lan giá:

- Nhiễm tâm xúc chạm thân nữ loài quỷ, loài súc sanh có khả năng biến hình người.

- Nhiễm tâm xúc chạm thân người nam, các hạng hoàng môn, hai căn.

- Nhiễm tâm xúc chạm thân người nữ nhưng tưởng là nam, tưởng là hoàng môn, hai căn.

- Bị người xúc chạm, nhiễm tâm khởi, động thân.

c. Đột kiết la:

- Xúc chạm thân người nữ nhưng không có nhiễm tâm.

- Với nhiễm tâm, xúc chạm thân người nữ đã chết và đã hủy hoại hơn phần nửa.

- Với nhiễm tâm, sờ vào y phục người nữ đang mặc.

3. DUYÊN KHỞI:

Phật tại Xá Vệ. Ca Lưu Đà Di, bị ám ảnh tình dục, nhưng không dám phạm điều học tăng tàn 1 về sự lộng âm thất tinh, bèn dụ dẫn các người nữ vào phòng rồi ôm; lần khác, nắm tóc; lần khác nữ, nắm tay. Do đó, Phật chế điều học này.

ĐIỀU 3. Thô ác ngữ.

A. CHÁNH VĂN:

Tỳ kheo nào, do dục tâm dồn nén, nói lời thô tục về dâm dật với người nữ, tùy theo lời nói thô tục về dâm dật, tăng già bà thi sa.

B. LƯỢC GIẢI:

1. THÍCH NGHĨA:

+ Dục tâm dồn nén: xem giải thích ở điều 2.

+ Nói lời thô tục về dâm dật: Tứ phần: thô ác dâm dục ngữ, “thô ác nghĩa là phi phạm hạnh. Dâm dục ngữ là mô tả sự đẹp hoặc xấu của hai đạo (đại và tiểu tiện).

Ngũ phần: thô ác ngữ. - Tăng kỳ: xú ác ngữ. Thập tụng: bất tịnh ác ngữ. Căn bản: bỉ ác bất quỷ dâm dục tương ưng ngữ, “lời nói thấp hèn, không hợp lẽ, liên hệ đến sự dâm dục”.

Căn bản tỳ nại da 11, Luật nhiếp 3 nêu 9 trường hợp khác nhau về những lời nói thấp hèn này: 1. Nói tốt: mô tả các cửa đẹp đẽ, khả ái như thế này thế kia. 2. Nói xấu: chê bai các cửa xấu xa các thứ. 3. Trực khất, tỏ lời yêu cầu thằng: Cô đến đây cùng tôi làm cái sự như thế như thế. 4. Phương tiện khất, tỏ lời yêu cầu gián tiếp, tỏ tình: Tôi rất mực yêu thương cô. 5. Trực vấn, hỏi thẳng, như hỏi: Nếu người nữ làm chuyện như vậy thì tỏ ra là yêu thương người nam ấy rất mực, nếu cô cũng làm việc ấy với tôi, tôi sẽ rất thương cô... 6. Khúc vấn, hỏi quanh, như nói: Nếu có người nữ làm việc ấy thì được người nam ấy yêu thương, bây giờ cô có thể làm chuyện ấy hay không?... 7. Dẫn ngôn, nói gợi ý, như nói: Cô ấy trước đây có làm chuyện ấy với tôi, nay cô cũng nên làm như vậy. 8. Tán thán, như nói: Nếu cô làm chuyện ấy với tôi, cô sẽ cảm được lạc thú cõi trời. 9. Sân mạ, tức chửi bới, dùng những lời nói thấp hèn, liên hệ sự dâm dục, mà mạ lỵ.

+ Với người nữ: Phái nữ thuộc loài người, hiểu rõ ý nghĩa các lời nói thấp hèn dâm dật.

Tùy theo lời nói thô tục về sự dâm dật: Tứ phần: tùy sở thuyết thô ác dâm dục ngữ. Tứ phần hàm chú: “Nói một lần, phạm một tội tăng tàn. Nói nhiều lần, mỗi lần nói là một tội tăng tàn”. Ngũ phần: tùy dâm dục pháp thuyết, “nói những lời liên lệ đến pháp dâm dục”. Tăng kỳ: tùy thuận dâm dục pháp như niên thiếu nam nữ, “liên hệ đến tình dục, như thanh niên và thiếu nữ nói với nhau”. Thập tụng 3: tùy dâm dục pháp thuyết, như người niên thiếu nam nữ nói chuyện với nhau về việc tình dục. Căn bản: như phu thê, như vợ chồng nói chuyện với nhau([2]).

Nói chung, như các thanh niên và thiếu nữ trao đổi nhau những lời nói về sự luyến ái, về tình dục, như tỏ tình, nói lời khêu gợi dục tâm, v.v...

2. PHẠM TƯỚNG:

a. Tăng già bà thi sa, hội đủ các yếu tố:

- Có nhiễm tâm, bị dục tình ám ảnh.

- Đối tượng là người nữ và biết rõ là người nữ.

- Nói lời thô tục về dâm dật.

- Đã nói xong một vấn đề.

- Người nghe hiểu rõ.

b. Thâu lan giá:

- Các yếu tố như trên, nhưng người nghe không hiểu.

- Các yếu tố như trên, nhưng đối tượng không phải là phái nữ thuộc loài người (quỷ thần, súc sanh có khả năng biến hình).

- Các yếu tố như trên, nhưng đối tượng không phải là người nữ, mà là người có hai căn, hạng hoàng môn.

- Các yếu tố như trên, nhưng đối tượng là người nữ mà tưởng không phải là nữ.

c. Đột kiết la:

- Các yếu tố như thâu lan giá nhưng không có nhiễm tâm.

- Các yếu tố như thâu lan giá nhưng người nghe không hiểu.

d. Không phạm:

- Với đối tượng nữ, giảng nói về bất tịnh quán, về các điều liên hệ pháp, liên hệ tỳ ni.

- Nói trong chiêm bao.

3. DUYÊN KHỞI:

Phật tại Xá Vệ. Ca Lưu Đà Di, do tình dục ám ảnh, không dám phạm các điều tăng tàn mà Phật đã chế, nhưng khi có người nữ đến viếng tinh xá, ông dẫn đi xem các phòng, hoặc có khi thuyết pháp, rồi nhân đó sanh nhiễm tâm, nói các lời thô tục thấp hèn. Do đó, Phật chế điều học này.

ĐIỀU 4. Sách cúng dường.

A. CHÁNH VĂN:

Tỳ kheo nào, do dục tâm dồn nén, đối trước người nữ, tự khen thân mình rằng: “Này cô, tôi tu phạm hạnh, trì giới tinh tấn, tu tập pháp thiện, nên đem pháp dâm dục ấy cung phụng tôi, sự cung phụng ấy là bậc nhất”: Tăng già bà thi sa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét